Mục Lục Bài Viết
Chương I: Phép Dời Hình Và Phép Đồng Dạng Trong Mặt Phẳng – Hình Học 11
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chương I
Để giúp các em làm quen dần trong các kỳ thi với đề trắc nghiệm, ngay cuối mỗi chương học đề có những phần câu hỏi ôn tập theo dạng trắc nghiệm giúp các em làm quen với dạng toán nhanh này. Rèn luyện kỹ năng giải các câu hỏi bài tập trắc nghiệm, cùng với đó là hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương.
Bài Tập 1 Trang 35 SGK Hình Học Lớp 11
Trong các phép biến hình sau, phép nào không phải là phép dời hình
(A) Phép chiếu vuông góc lên một đường thẳng
(B) Phép đồng nhất
(C) Phép vị tự tỉ số −1
(D) Phép đối xứng trục
>> Xem: lời giải bài tập 1 trang 35 sgk hình học 11
Bài Tập 2 Trang 35 SGK Hình Học Lớp 11
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai”
(A) Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó;
(B) Phép đối xứng trục biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó;
(C) Phép đối xứng tâm biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó;
(D) Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
>> Xem: lời giải bài tập 2 trang 35 sgk hình học 11
Bài Tập 3 Trang 35 SGK Hình Học Lớp 11
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình \(2x – y + 1 = 0.\) Để phép tịnh tiến theo vecto \(\vec v\) biến d thành chính nó thì \(\vec v\) phải là vecto nào trong các vecto sau?
(A) \(\)\(\vec v = (2;\,\,1)\)
(B) \(\vec v = (2;\,\, – 1)\)
(C) \(\vec v = (1;\,\,2)\)
(D)\(\vec v = ( – 1;\,\,2)\)
>> Xem: lời giải bài tập 3 trang 35 sgk hình học 11
Bài Tập 4 Trang 36 SGK Hình Học Lớp 11
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho \(\vec v = (2; – 1)\) và điểm \(M( – 3;2).\) Ảnh của điểm M qua phép tịnh tiến theo vecto \(\)\(\vec v\) là điểm có toạ độ nào trong các toạ độ sau?
(A) (5;3)
(B) (1; 1)
(C) (-1; 1)
(D) (1; -1)
>> Xem: lời giải bài tập 4 trang 36 sgk hình học 11
Bài Tập 5 Trang 36 SGK Hình Học Lớp 11
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình: \(3x – 2y + 1 = 0.\) Ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng trục Ox có phương trình là:
(A) \(\)\(3x + 2y + 1 = 0\)
(B) \( – 3x + 2y + 1 = 0\)
(C) \(3x + 2y – 1 = 0\)
(D) \(3x – 2y + 1 = 0\)
>> Xem: lời giải bài tập 5 trang 36 sgk hình học 11
Bài Tập 6 Trang 36 SGK Hình Học Lớp 11
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình: \(3x – 2y – 1 = 0.\) Ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng tâm O có phương trình là:
(A) \(\)\(3x + 2y + 1 = 0\)
(B) \( – 3x + 2y – 1 = 0\)
(C) \(3x + 2y – 1 = 0\)
(D) \(3x – 2y – 1 = 0\)
>> Xem: lời giải bài tập 6 trang 36 sgk hình học 11
Bài Tập 7 Trang 36 SGK Hình Học Lớp 11
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
(A) Có một phép tịnh tiến biến mọi điểm thành chính nó;
(B) Có một phép đối xứng trục biến mọi điểm thành chính nó
(C) Có một phép quay biến mọi điểm thành chính nó;
(D) Có một phép vị tự biến mọi điểm thành chính nó.
>> Xem: lời giải bài tập 7 trang 36 sgk hình học 11
Bài Tập 8 Trang 36 SGK Hình Học Lớp 11
Hình vuông có mấy trục đối xứng?
(A) 1
(B) 2
(C) 4
(D) Vô số
>> Xem: lời giải bài tập 8 trang 36 sgk hình học 11
Bài Tập 9 Trang 36 SGK Hình Học Lớp 11
Trong các hình sau, hình nào có vô số tâm đối xứng?
(A) Hai đường thẳng cắt nhau
(B) Đường elip
(C) Hai đường thẳng song song
(D) Hình lục giác đều
>> Xem: lời giải bài tập 9 trang 36 sgk hình học 11
Bài Tập 10 Trang 36 SGK Hình Học Lớp 11
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
(A) Hai đường thẳng bất kỳ luôn luôn đồng dạng
(B) Hai đường tròn bất kỳ luôn đồng dạng
(C) Hai hình vuông bất kỳ luôn đồng dạng
(D) Hai chữ nhật bất kỳ luôn đồng dạng.
>> Xem: lời giải bài tập 10 trang 36 sgk hình học 11
Trên là toàn bộ các câu hỏi trắc nghiệm chương I phep dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng. Kèm theo đó là các lời giải câu hỏi trắc nghiệm theo kèm để giải đáp thắc mắc của các bạn. Hy vọng HocTapHay.Com giúp bạn có kết qủa học tập tốt toán hình 11 chương I này nhé.
Bài Tập Liên Quan:
- Ôn Tập Chương I: Phép Dời Hình Và Phép Đồng Dạng Trong Mặt Phẳng
- Câu Hỏi Ôn Tập Chương I: Phép Dời Hình Và Phép Đồng Dạng Trong Mặt Phẳng
- Bài 8: Phép Đồng Dạng
- Bài 7: Phép Vi Tự
- Bài 6: Khái Niệm Về Phép Dời Hình và Hai Hình Bằng Nhau
- Bài 5: Phép Quay
- Bài 4: Phép Đối Xứng Tâm
- Bài 3: Phép Đối Xứng Trục
- Bài 2: Phép Tịnh Tiến
- Bài 1: Phép Biến Hình
Trả lời