Chương II: Nhiệt Học – Vật Lý Lớp 6
Giải Bài Tập SGK: Bài 20 Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí
Bài Tập C8 Trang 63 SGK Vật Lý Lớp 6
Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? (Hãy xem lại bài trọng lượng riêng để trả lời câu hỏi này).
Lời Giải Bài Tập C8 Trang 63 SGK Vật Lý Lớp 6
– Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10m, trong đó: P là trọng lượng (đơn vị niutơn), m là khối lượng (đơn vị kilôgam).
– Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Giải:
Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức: \(d = \frac{P}{V} = \frac{10m}{V}\)
Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì khi bị lạnh không khí co lại, tính trung bình trong \(1m^3\) không khí lạnh lượng không khí lạnh có nhiều hơn lượng không khí có trong \(1m^3\) không khí nóng (trong cùng điều kiện), nên trọng lượng riêng của không khí lạnh lớn hơn trọng lượng riêng của không khí nóng.
Hay:
Vì khi nhiệt độ tăng, khối lượng khí m không đổi nhưng thể tích V tăng do khí nở ra, do đó trọng lượng riêng d giảm.
Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
Cách giải khác
Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức: \(d = \frac{P}{V} = \frac{10m}{V}\)
(m là khối lượng khí, V là thể tích của khí).
Khi nhiệt độ tăng, khối lượng khí m không đổi nhưng thể tích V tăng do khí nở ra, do đó trọng lượng riêng d giảm.
Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
Hướng dẫn giải bài tập C8 trang 63 sgk vật lý lớp 6 bài 20 sự nở vì nhiệt của chất khí chương II nhiệt học. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ? (Hãy xem lại bài trọng lượng riêng để trả lời câu hỏi này).
Trả lời