Chương III: Vectơ Trong Không Gian. Quan Hệ Vuông Góc Trong Không Gian – Hình Học Lớp 11
Bài 4: Hai Mặt Phẳng Vuông Góc
Bài Tập 7 Trang 114 SGK Hình Học Lớp 11
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có AB = a, BC = b, CC’ = c.
a. Chứng minh rằng mặt phẳng (ADC’B’) vuông góc với mặt phẳng (ABB’A’).
b. Tính độ dài đường chéo AC’ theo a, b, c.
Lời Giải Bài Tập 7 Trang 114 SGK Hình Học Lớp 11
b. Sử dụng định lí Pytago.
Câu a: Chứng minh rằng mặt phẳng (ADC’B’) vuông góc với mặt phẳng (ABB’A’).
\(\)\(\begin{cases}DA ⊥ AA’\\DA ⊥ AB\end{cases} ⇒ DA ⊥ (ABB’A’)\)Mà DA ⊂ (ADC’B’)
⇒ (ADC’B’) ⊥ (ABB’A’)
Câu b: Tính độ dài đường chéo AC’ theo a, b, c.
\(\begin{cases}C’C ⊥ CD\\C’C ⊥ CB\end{cases} ⇒ C’C ⊥ (ABCD)\)
Mà CA ⊂ (ABCD) ⇒ C’C’ ⊥ CA hay tam giác ACC’ vuông tại C.
Xét tam giác vuông ACC’.
\(AC’ = \sqrt{AC^2 + CC^2} = \sqrt{AD^2 + DC^2 + CC’^2} = \sqrt{a^2 + b^2 + c^2}.\)
Ghi nhớ: Hai mặt phẳng vuông góc với nhau khi mặt này chứa một đường thẳng vuông góc với mặt kia.
Câu a: Chứng minh rằng mặt phẳng (ADC’B’) vuông góc với mặt phẳng (ABB’A’).
Vì ABCD là hình chữ nhật nên AD ⊥ AB (1) vì ADD’A’ là hình chữ nhật nên AD ⊥ AA’ (2) từ (1) và (2) ⇒ AD ⊥ (ABB’A’) mà AD ⊂ (ADC’B’) nên (ADC’B’) ⊥ (ABB’A’).
Câu b: Tính độ dài đường chéo AC’ theo a, b, c.
Ta có: \(\overrightarrow{AC’} = \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AD} + \overrightarrow{AA’}\)
\(⇒ \overrightarrow{AC’}^2 = (\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AD} + \overrightarrow{AA’})^2\)
\(= \overrightarrow{AB}^2 + \overrightarrow{AD}^2 + \overrightarrow{AA’}^2 + 2(\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AD} +\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AA’} + \overrightarrow{AA’}.\overrightarrow{AD})\)
\(= a^2 + b^2 + c^2\)
(vì \(AB ⊥ AD, AB ⊥ AA’, AD ⊥ AA’\) nên các tích vô hướng \(\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AD} = 0, \overrightarrow{AB}. \overrightarrow{AA’} = 0, \overrightarrow{AD}.\overrightarrow{AA’} = 0\))
Vậy \(AC’ = \sqrt{a^2 + b^2 + c^2}\)
Ở Trên Là Lời Giải Bài Tập 7 Trang 114 SGK Hình Học Lớp 11 Của Bài 4: Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Thuộc Chương III: Vectơ Trong Không Gian. Quan Hệ Vuông Góc Trong Không Gian Môn Hình Học Lớp 11. Chúc Các Bạn Học Tốt Toán Hình Học Lớp 11.
Bài Tập Liên Quan:
- Bài Tập 1 Trang 113 SGK Hình Học Lớp 11
- Bài Tập 2 Trang 113 SGK Hình Học Lớp 11
- Bài Tập 3 Trang 113 SGK Hình Học Lớp 11
- Bài Tập 4 Trang 114 SGK Hình Học Lớp 11
- Bài Tập 5 Trang 114 SGK Hình Học Lớp 11
- Bài Tập 6 Trang 114 SGK Hình Học Lớp 11
- Bài Tập 8 Trang 114 SGK Hình Học Lớp 11
- Bài Tập 9 Trang 114 SGK Hình Học Lớp 11
- Bài Tập 10 Trang 114 SGK Hình Học Lớp 11
- Bài Tập 11 Trang 114 SGK Hình Học Lớp 11
Trả lời