Chương 1: Các Loại Hợp Chất Vô Cơ – Hóa Học Lớp 9
Giải Bài Tập SGK: Bài 4 Một Số Axit Quan Trọng
Bài Tập 6 Trang 19 SGK Hóa Học Lớp 9
Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình hóa học;
b. Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng
c. Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Lời Giải Bài Tập 6 Trang 19 SGK Hóa Học Lớp 9
b. Dựa vào PTHH, tính được mol Fe phản ứng theo số mol của \(H_2\)
Đổi số mol \(H_2: n_{H_2} = \frac{3,36}{22,4} = ? (mol)\)
Theo PTHH: \(n_{Fe} = n_{H_2}\)
c. Công thức tính nồng độ mol \(C_M = n : V\)
Giải:
Câu a: Phương trình hóa học:
\(\)\(Fe + 2HCl → FeCl_2 + H_2↑\)Câu b: Số mol khí \(H_2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol\)
Phương trình hóa học:
\(Fe + 2HCl → FeCl_2 + H_2↑\)
Phản ứng 0,15 0,3 0,15 ← 0,15 (mol)
Khối lượng sắt đã phản ứng:
\(m_{Fe} = 0,15.56 = 8,4 g\)
Câu c: Số mol HCl phản ứng:
\(n_{HCl} = 0,3 mol; 50 ml = 0,05 lít\)
Nồng độ mol của dung dịch HCl: \(C_{M, HCl} = \frac{0,3}{0,05} = 6M\)
Cách giải khác
Nhận định Phương pháp
Đây là dạng toán kim loại phản ứng với dung dịch axit. Có số mol khí \(H_2\) thay vào phương trình phản ứng tính được:
- Khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng
- Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng
Lời giải:
\(n_{khíH_2} = 0,15 mol\)
Câu a: Phương trình hóa học của phản ứng:
\(Fe + 2HCl → FeCl_2 + H_2\)
Câu b: Tính khối lượng mạt sắt, dựa vào phương trình trên ta có:
\(m_{Fe} = 0,15 × 56 = 8,4 gam.\)
Câu c: Nồng độ mol của dung dịch HCl
Dựa vào phương trình hóa học trên, ta có:
\(n_{HCl} = 2n_{H_2} = 0,3 mol\)
\(⇒ C_{M_{HCl}} = \frac{0,3 × 1000}{50} = 6 mol/lit\)
Hướng dẫn làm bài tập 6 trang 19 sgk hóa học lớp 9 bài 4 một số axit quan trọng chương 1. Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc).
Mình Cần phần tóm tắt ạ
Chào Vy,
Hiện tại phần tóm tắt của bài tập này chưa có, bạn thông cảm nha, nếu có thông tin phần tóm tắt bạn vui lòng cung cấp tại đây nha.