Chương II: Đường Tròn – Hình Học Lớp 9 – Tập 1
Giải Bài Tập SGK: Bài 1 Sự Xác Định Của Đường Tròn. Tính Chất Đối Xứng Của Đường Tròn
Bài Tập 4 Trang 100 SGK Hình Học Lớp 9 – Tập 1
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, hãy xác định vị trí của mỗi điểm \(A(-1; -1), B(-1; -2), C(\sqrt{2}; \sqrt{2})\) đối với đường tròn tâm O bán kính 2.
Lời Giải Bài Tập 4 Trang 100 SGK Hình Học Lớp 9 – Tập 1
– Cho đường tròn tâm O bán kính R, khi đó:
a. Nếu OM = R thì M nằm trên đường tròn.
b. Nếu OM > R thì M nằm ngoài đường tròn.
c. Nếu OM < R thì M nằm trong đường tròn.
Giải:
* \(\)\(OA^2 = 1^2 + 1^2 = 2 ⇒ OA = \sqrt{2}\)
\(\sqrt{2} < \sqrt{4} = 2\) nên A nằm bên trong (O)
* \(OB^2 = 1^2 + 2^2 = 5 ⇒ OB = \sqrt{5}\)
\(\sqrt{5} > \sqrt{4} = 2\) nên B nằm bên ngoài (O)
* \(OC^2 = (\sqrt{2})^2 + (\sqrt{2})^2 = 4 ⇒ OC = 2\)
2 = 2 nên C nằm trên (O)
Cách giải khác:
Bài 4 này nhắc lại cho chúng ta cách tính khoảng cách hai điểm với nhau, khoảng cách từ 1 điểm đến một đường, hoặc dùng định lí Pytago để tìm được vị trí chính xác của độ lớn một cạnh.
Khoảng cách d từ gốc tọa độ đến điểm M(x; y) được tính theo công thức:
\(d = \sqrt{x^2 + y^2}\)
Ta có:
\(OA = \sqrt{2} < 2 ⇒ A\) nằm trong đường tròn (O; 2)
\(OB = \sqrt{5} > 2 ⇒ B\) nằm ngoài đường tròn (O; 2)
OC = 2 C nằm trên đường tròn (O; 2)
Hướng dẫn làm bài tập 4 trang 100 sgk hình học lớp 9 tập 1 bài 1 sự xác định của đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn chương II. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, hãy xác định vị trí của mỗi điểm \(A(-1; -1), B(-1; -2), C(\sqrt{2}; \sqrt{2})\) đối với đường tròn tâm O bán kính 2.
Bài Tập Liên Quan:
- Bài Tập 1 Trang 99 SGK Hình Học Lớp 9 – Tập 1
- Bài Tập 2 Trang 100 SGK Hình Học Lớp 9 – Tập 1
- Bài Tập 3 Trang 100 SGK Hình Học Lớp 9 – Tập 1
- Bài Tập 5 Trang 100 SGK Hình Học Lớp 9 – Tập 1
- Bài Tập 6 Trang 100 SGK Hình Học Lớp 9 – Tập 1
- Bài Tập 7 Trang 101 SGK Hình Học Lớp 9 – Tập 1
- Bài Tập 8 Trang 101 SGK Hình Học Lớp 9 – Tập 1
- Bài Tập 9 Trang 101 SGK Hình Học Lớp 9 – Tập 1
Trả lời