Chương I: Đường Thẳng Vuông Góc. Đường Thẳng Song Song – Hình Học Lớp 7 – Tập 1
Giải Bài Tập SGK: Bài 3 Các Góc Tạo Bởi Một Đường Thẳng Cắt Hai Đường Thẳng
Bài Tập 22 Trang 89 SGK Hình Học Lớp 7 – Tập 1
a. Vẽ lại hình 15.
b. Ghi tiếp số đo ứng với các góc còn lại.
c. Cặp góc \(\)\(A_1, B_2\) và cặp góc \(A_4, B_4\) được gọi là hai cặp góc trong cùng phía.
Tính: \(\widehat{A_1} + \widehat{B_2}; \widehat{A_4} + \widehat{B_3}\)
Lời Giải Bài Tập 22 Trang 89 SGK Hình Học Lớp 7 – Tập 1
– Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
– Tổng hai góc kề bù bằng \(180^0\).
Giải:
Câu a: Vẽ lại hình
Câu b: \(\widehat{A_2} = \widehat{A_4}\) (hai góc đối đỉnh)
\(⇒ \widehat{A_2} = 40^0\)
\(\widehat{A_1} + \widehat{A_4} = 180^0\) (hai góc kề bù)
\(⇒ \widehat{A_1} = 180^0 – \widehat{A_4}\)
\(= 180^0 – 40^0 = 140^0\)
\(\widehat{A_1} = \widehat{A_3}\) (hai góc đối đỉnh)
\(⇒ \widehat{A_3} = 140^0\)
\(\widehat{B_2} = \widehat{B_4}\) (hai góc đối đỉnh)
\(⇒ \widehat{B_4} = 40^0\)
\(\widehat{B_2} + \widehat{B_3} = 180^0\) (hai góc kề bù)
\(⇒ \widehat{B_3} = 180^0 – \widehat{B_2}\)
\(= 180^0 – 40^0 = 140^0\)
\(\widehat{B_3} = \widehat{B_1}\) (hai góc đối đỉnh)
\(⇒ \widehat{B_1} = 140^0\)
Ghi số đo ứng với các góc còn lại ta được hình bên:
Câu c:
\(\widehat{A_1} = \widehat{B_2} = 140^0 + 40^0 = 180^0\)
\(\widehat{A_4} + \widehat{B_3} = 40^0 + 140^0 = 180^0\)
Cách giải khác
Câu a:
Câu b:
\(\widehat{A_2} = \widehat{A_4} = 40^0\)
\(A_3 = A_1 = 180^0 – 40^0 = 140^0\)
\(B_2 = B_4 = 40^0\)
\(B_3 = B_1 = 180^0 – 40^0 = 140^0\)
Câu c:
\(A_1 + B_2 = 140^0 + 40^0 = 180^0\)
\(A_4 + B_3 = 40^0 + 140^0 = 180^0\)
Có thể ghi vào sổ tay: Nếu hai đường thẳng song song bị cắt bởi đường thẳng thứ ba thì tổng các góc trong cùng phía bằng \(180^0\).
Hướng dẫn giải bài tập 22 trang 89 sgk hình học lớp 7 tập 1 bài 3 các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng chương I. Giải các câu hỏi trong sách giáo khoa
Trả lời