Mục Lục Bài Viết
Chương I: Ôn Tập Và Bổ Túc Về Số Tự Nhiên – Số Học Lớp 6 – Tập 1
Ôn Tập Chương I: Ôn Tập Và Bổ Túc Về Số Tự Nhiên
Bài Tập 165 Trang 63 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu ∈ hoặc ∉ thích hợp vào ô vuông:
a. 747 \(\)\(\Box\) P; 235 \(\Box\) P; 97 \(\Box\) P
b. a = 835.123 + 318; a \(\Box\) P
c. b = 5.7.11 + 13.17; b \(\Box\) P
d. c = 2.5.6 – 2.29; c \(\Box\) P
Lời Giải Bài Tập 165 Trang 63 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
Giải:
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
Câu a: 747 ∉ P; 235 ∉ P; 97 ∈ P.
Vì 747 có tổng các chữ số là: 7 + 4 + 7 = 18 nên 747 chia hết cho 3 và 9 nên nó không phải là số nguyên tố.
235 có chữ số tận cùng là số 5 nên nó chia hết cho 5 nên số 235 không phải là số nguyên tố.
Câu b: Vì 835.123 = 102705 có tổng các chữ số là: 1 + 0 + 2 + 7 + 0 + 5 = 15 nên 835.123 sẽ chia hết cho 3
Số 318 có tổng các chữ số là: 3 + 1 + 8 = 12 nên số 318 chia hết cho 3.
Vậy a = 835.123 + 318 cũng chia hết cho 3.
Vậy a ∉ P;
Câu c: Vì 5.7.11 và 13.17 đều là những số lẻ nên b = 5.7.11 + 13.17 là một số chẵn.
Do đó b có ước là 2 (khác 1 và b).
Vậy b ∉ P;
Câu d: Ta có c = 2.5.6 – 2. 29 = 60 – 58 = 2 là số nguyên tố.
Vậy c = 2.5.6 – 2. 29 ∈ P.
Cách giải khác
Câu a: 747 có tổng các chữ số 7 + 4 + 7 = 18 ⋮ 3 nên 747 ⋮ 3.
Do đó 747 ∉ P.
235 có tận cùng bằng 5 nên 235 ⋮ 5.
Do đó 235 ∉ P.
Chia 97 cho lần lượt 2; 3; 5; 7 nhận thấy 97 không chia hết cho số nào.
Do đó 97 ∈ P.
Câu b: Ta có: 123 có tổng các chữ số 1 + 2 + 3 = 6 ⋮ 3 nên 123 ⋮ 3 ⇒ 835.123 ⋮ 3
Lại có: 318 có tổng các chữ số 3 + 1 + 8 = 12 ⋮ 3 nên 318 ⋮ 3.
Từ hai điều trên suy ra a = 835.123 + 318 ⋮ 3 nên a ∉ P.
Câu c: 5.7.11 là tích các số lẻ nên là số lẻ
13.17 là tích các số lẻ nên là số lẻ.
Suy ra 5.7.11 + 13.17 là số chẵn, tức là b = 5.7.11 + 13.17 ⋮ 2 nên b ∉ P.
Câu d: c = 2.5.6 – 2.29 = 2.(5.6) – 2.29 = 2.30 – 2.29 = 2.(30 – 29) = 2.1 = 2 là số nguyên tố.
Do đó c ∈ P.
Hướng dẫn giải bài tập 165 trang 63 sgk số học lớp 6 tập 1 ôn tập chương I ôn tập và bổ túc về số tự nhiên. Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu ∈ hoặc ∉ thích hợp vào ô vuông.
Bài Tập Liên Quan:
- Bài Tập 159 Trang 63 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 160 Trang 63 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 161 Trang 63 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 162 Trang 63 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 163 Trang 63 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 164 Trang 63 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 166 Trang 63 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 167 Trang 63 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 168 Trang 64 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 169 Trang 64 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 1 Trang 61 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 2 Trang 61 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 3 Trang 61 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 4 Trang 61 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 5 Trang 61 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 6 Trang 61 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 7 Trang 61 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 8 Trang 61 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 9 Trang 61 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
- Bài Tập 10 Trang 61 SGK Số Học Lớp 6 – Tập 1
Trả lời