Chương VI: Cung Và Góc Lượng Giác. Công Thức Lượng Giác – Đại Số Lớp 10
Giải Bài Tập SGK: Bài 1 Cung Và Góc Lượng Giác
Bài Tập 1 Trang 140 SGK Đại Số Lớp 10
Khi biểu diễn các cung lượng giác có số đo khác nhau trên đường tròn lượng giác, có thể xảy ra trường hợp các điểm cuối của chúng trùng nhau không? Khi nào trường hợp này xảy ra?
Lời Giải Bài Tập 1 Trang 140 SGK Đại Số Lớp 10
Có thể xảy ra. Đó là khi số đo các cung lượng giác sai khác nhau một bội số của 2π.
Ví dụ: Số đo cung \(\)\(AB = \frac{π}{2}\) và số đo cung \(AB = \frac{5π}{2}\) (hình 1, hình 2)
Chú ý: * Trên hình 1, cung AB bằng \(\frac{1}{4}\) đường tròn (O;1) trên hình 2, cung AB bằng \(\frac{5}{4}\) đường tròn (O;1).
* Xếp chồng hình 2 lên hình 1 sao cho tâm trùng nhau, hệ trục Oxy trùng nhau, ta thấy B’ ở hình 2 trùng với B ở hình 1.
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập 1 trang 140 sgk đại số lớp 10 phần bài 1 cung và góc lượng giác chương VI. Theo đề bài khi biểu diễn các cung lượng giác có số đo khác nhau trên đường tròn lượng giác, có thể xảy ra trường hợp các điểm cuối của chúng trùng nhau không? Khi nào trường hợp này xảy ra?
Trả lời