Chương II: Cảm Hứng – Sinh Học Lớp 11
Bài 26: Cảm Ứng Ở Động Vật
Nội dung Bài 26: Cảm Ứng Ở Động Vật thuộc Chương II: Cảm Hứng môn Sinh Học Lớp 11. Qua bài học các bạn có khả năng phát biểu được khái niệm cảm ứng ở động vật, phân biệt được cảm ứng động vật với cảm ứng thực vật. Hiểu và phân tích được sự tiến hóa của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật khác nhau. Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.
– Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.
– Ở động vật có tổ chức thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ.
– Động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.
– Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có hệ thống hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể, mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.HocTapHay.Com
I. Khái Niệm Cảm Ứng Ở Động Vật
Cảm ứng của thực vật biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động và diễn ra với tốc độ chậm, còn cảm ứng ở động vật cũng là phản ứng (trả lời) lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn. Ví dụ, khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông, co mạch máu, nằm co mình lại,…
Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận sau đây:
– Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).
– Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).
– Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh Trung ương)
– Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến…).
– Đường dẫn truyền ra (đường vận động).
Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng.
Cần lưu ý rằng, các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng, nghĩa là phản ứng lại khi bị kích thích, nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ. Ví dụ, phản ứng co của một bắp cơ tách rời khi bị kích thích không được coi là phản xạ.
Câu hỏi 1 bài 26 trang 107 SGK sinh học lớp 11: Một bạn lỡ chạm tay vào những chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên.
Giải:
– Tác nhân kích thích là: gai nhọn.
– Bộ phận tiếp nhận kích thích là: thụ quan đau ở tay.
– Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là: tủy sống.
– Bộ phận thực hiện phản ứng là: cơ tay.
II. Cảm Ứng Ở Động Vật Chưa Có Tổ Chức Thần Kinh
Động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh. Động vật đơn bào phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh. Ví dụ, trùng giày bơi tới chỗ có nhiều ôxi, trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng chói.
III. Cảm Ứng Ở Động Vật Có Tổ Chức Thần Kinh
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật có cơ thể đối xứng toả tròn thuộc ngành Ruột khoang.
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh, tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh (hình 26.1).
Các tế bào thần kinh có các sợi thần kinh liên hệ với tế bào cảm giác và liên hệ với tế bào biểu mô cơ (tế bào biểu mô cơ có khả năng co rút như tế bào cơ). Khi tế bào cảm giác bị kích thích, thông tin sẽ được truyền về mạng lưới thần kinh và sau đó đến các tế bào biểu mô cơ, động vật có mình lại để tránh kích thích.

Câu hỏi 2 bài 26 trang 108 SGK sinh học lớp 11:
– Hãy cho biết con thuỷ tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân nó.
– Phản ứng của thuỷ tức có phải là phản xạ không? Tại sao?
Giải:
– Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân thủy tức, xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh, làm cho thủy tức co toàn bộ cơ thể để tránh tác nhân kích thích.
– Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì phản ứng của thủy tức do hệ thần kinh điều khiển.
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở động vật có cơ thể đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.
Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh. Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể (hình 26.2). Ở động vật chân khớp, não (hạch thần kinh đầu) có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể.
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện.
Câu hỏi 3 bài 26 trang 109 SGK sinh học lớp 11: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như có một chân) khi bị kích thích?
Giải:
Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên khi bị kích thích tại một điểm nào đó, hạch thần kinh phụ trách vùng bị kích thích đó sẽ xử lí thông tin nhận được và đưa lệnh đến bộ phận trả lời tương ứng nên động vật trả lời cục bộ.

Câu hỏi 4 bài 26 trang 109 SGK sinh học lớp 11: Đánh dấu X vào ô \(\)\(\Box\) cho ý KHÔNG ĐÚNG về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
\(\Box\) A. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên.
\(\Box\) B. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường.
\(\Box\) C. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.
\(\Box\) D. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
Giải:
Gây kích thích tại một điểm những gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn năng lượng là phản ứng trả lời kích thích của cơ thể động vật có hệ thần kinh dạng lưới, không phải dạng chuỗi hạch.
Chọn đáp án: C.
Câu Hỏi Và Bài Tập
Hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 26: Cảm Ứng Ở Động Vật thuộc Chương II: Cảm Hứng môn Sinh Học Lớp 11. Các bài giải có kèm theo phương pháp giải và cách giải khác nhau.
Bài Tập 1 Trang 110 SGK Sinh Học Lớp 11
Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng.
Bài Tập 2 Trang 110 SGK Sinh Học Lớp 11
Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. Tại sao?
Bài Tập 3 Trang 110 SGK Sinh Học Lớp 11
Kể tên bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Tóm Tắt Lý Thuyết
Lý thuyết Bài 26: Cảm ứng ở động vật Sách giáo khoa sinh học lớp 11 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu, có sơ đồ tư duy tóm tắt lý thuyết.
I. Khái Niệm Cảm Ứng Ở Động Vật
Cảm ứng ở thực vật biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động và diễn ra với tốc độ chậm, còn cảm ứng ở động vật cũng là phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn.
Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận sau:
– Bộ phận tiếp nhận kích thích.
– Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng.
– Bộ phận thực hiện phản ứng.
Ở động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh. Động vật đơn bào phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.
II. Cảm Ứng Ở Động Vật Có Tổ Chức Thần Kinh
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
– Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang.
– Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh, tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
– Các tế bào thần kinh còn có các sợi thần kinh liên hệ với tế bào cảm giác và liên hệ với tế bào mô bì cơ. Khi tế bào cảm giác bị kích thích, thông tin sẽ được truyền về mạng lưới thần kinh và sau đó đến các tế bào mô bì cơ, động vật co mình lại để tránh kích thích.
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
– Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở động vật có cơ thể đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.
– Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh. Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Ở động vật chân khớp, hạch thần kinh đầu có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể.
– Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện.
Câu Hỏi Trắc Nghiệm
Câu 1: Ở động vật, cảm ứng là:
A. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.
B. Các phản xạ không điều kiện giúp bảo vệ cơ thể.
C. Các phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường.
D. A và B đúng.
Câu 2: Cảm ứng ở động vật là?
A. Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
B. Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
C. Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
D. Phản ứng lại các kích thích vô định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
Câu 3: Đặc điểm cảm ứng ở động vật là xảy ra
A. nhanh, dễ nhận thấy
B. chậm, khó nhận thấy
C. nhanh, khó nhận thấy
D. chậm, dễ nhận thấy
Câu 4: Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào ?
A. Diễn ra chậm hơn nhiều
B. Diễn ra nhanh hơn
C. Diễn ra ngang bằng
D. Diễn ra chậm hơn một chút
Câu 5: Tính cảm ứng ở động vật đơn bào xảy ra nhờ:
A. Trạng thái co rút của nguyên sinh chất.
B. Hoạt động của hệ thẩn kinh.
C. Hoạt động của thể dịch.
D. Hệ thống nước mô bao quanh tế bào.
Câu 5: Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là
A. Di chuyển cơ thể hướng tới hoặc tránh xa kích thích
B. Co rúm toàn thân
C. Phản ứng định khu
D. Phản ứng bằng cơ chế phản xạ
Câu 6: Phản xạ là
A. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên trong của cơ thể.
C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên ngoài cơ thể
D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
Câu 7: Hình thức cảm ứng của hệ động vật có hệ thần kinh được gọi chung là
A. Tập tính
B. Vận động cảm ứng
C. Đáp ứng kích thích
D. Phản xạ
Câu 8: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?
A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững
B. Không di truyền được, mang tính cá thể
C. Có số lượng hạn chế
D. Thường do vỏ não điều khiển
Câu 9: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?
A. Cơ, tuyến → thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh
B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến → hệ thần kinh
C. Hệ thần kinh → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến
D. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ tuyến.
Câu 10: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện
A. Nghe thấy tiếng gọi tên mình liền quay đầu lại
B. Đi trên đường thấy 1 xác con vật chết liền tránh xa
C. Đi ngoài trời nắng, da đổ mồ hôi
D. Nghe thấy bài hát yêu thích thì hát theo.
Câu 11: Thuộc loại phản xạ không điều kiện là
A. nghe tiếng gọi “chích chích”, gà chạy tới.
B. nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.
C. nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.
D. hít phải bụi ta “hắt xì hơi”.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phản xạ không điều kiện?
A. Thường do tủy sống điều khiển
B. Di truyền được, đặc trưng cho loài
C. Mang tính bẩm sinh và bền vững
D. Có số lượng không hạn chế
Câu 13: Đặc điểm của phản xạ không điều kiện là?
A. Trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tủy sống
B. Di truyền được, đặc trưng cho loài
C. Bền vững và không cần rèn luyện, củng cố
D. Cả A, B và C
Câu 14: “Khi tập thể dục, ta thấy nóng, đổ nhiều mồ hôi, ta tìm nơi để nghỉ ngơi và quạt cho mát” trong câu trên, có bao nhiêu phản xạ có điều kiện, bao nhiêu phản xạ không điều kiện?
A. 2 PXKĐK; 2 PXCĐK
B. 2 PXKĐK; 1 PXCĐK
C. 1 PXKĐK; 2 PXCĐK
D. 3 PXKĐK; 1 PXCĐK
Câu 15: Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở:
A. Giáp xác
B. Cá.
C. Ruột khoang
D. Thân mềm.
Câu 16: Hệ thần kinh dạng lưới được thấy ở
A. Ruột khoang
B. Giun tròn
C. Thân mềm
D. Chân khớp
Câu 17: Hình thức cảm ứng ở động vật, được điều khiển bởi dạng thần kinh chuỗi, không xuất hiện ở:
A. Thân mềm
B. Giun đốt
C. Chân khớp
D. San hô
Câu 18: Hình thức cảm ứng ở động vật, được điều khiển bởi dạng thần kinh chuỗi, không xuất hiện ở:
A. Thân mềm
B. Giun đốt
C. Chân khớp
D. San hô
Câu 19: Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Cá, lưỡng cư.
B. Bò sát, chim, thú.
C. Thuỷ tức.
D. Giup dẹp, đỉa, côn trùng.
Câu 20: Thuộc loại phản xạ có điều kiện là
A. ánh sáng chói chiểu vào mắt, ta nheo mắt lại
B. chuột túi mới sinh có thể tự bò vào túi mẹ
C. nghe tiếng sấm nổ ta giật mình
D. nghe gọi tên mình ta quay đầu về phía có tiếng gọi
Ở trên là nội dung Bài 26: Cảm Ứng Ở Động Vật thuộc Chương II: Cảm Hứng môn Sinh Học Lớp 11. Qua bài học này các bạn sẽ được tìm hiểu về khái niệm cảm ứng ở động vật, quá trình tiến hoá về hình thức cảm ứng của động vật, từ đó các bạn sẽ nhận biết được cảm ứng ở động vật trong thực tế. Chúc các bạn học tốt Sinh Học Lớp 11.
Bài Tập Liên Quan:
- Bài 33: Thực Hành: Xem Phim Về Tập Tính Của Động Vật
- Bài 32: Tập Tính Của Động Vật (Tiếp Theo)
- Bài 31: Tập Tính Của Động Vật
- Bài 30: Truyền Tin Qua Xináp
- Bài 29: Điện Thế Hoạt Động Và Sự Lan Truyền Xung Thần Kinh
- Bài 28: Điện Thế Nghỉ
- Bài 27: Cảm Ứng Ở Động Vật (Tiếp Theo)
- Bài 25: Thực Hành: Hướng Động
- Bài 24: Ứng Động
- Bài 23: Hướng Động
Trả lời