Chương II: Nhiệt Học – Vật Lý Lớp 6
Bài 24: Sự Nóng Chảy Và Sự Đông Đặc
Nội dung bài 24 sự nóng chảy và sự đông đặc chương II vật lý 6. Bài học giúp bạn nhận biết và phát biểu được những đặc điểm của sự nóng chảy. Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản. Tiếp theo khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra kết luận cần thiết.
Làng Ngũ Xã ở Hà Nội nổi tiếng về đúc đồng. Năm 1677 các nghệ nhân của làng này đã đúc thành công pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen, là một trong những pho tượng đồng lớn nhất ở nước ta. Tượng cao 3,48m, có khối lượng 4000kg, hiện đang được đặt tại đền Quán Thánh, Hà Nội.
Việc đúc đồng liên quan đến hiện tượng vật lí mà các em sẽ học trong bài này.
Tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ.
HocTapHay.Com
I. Sự Nóng Chảy
1. Thí nghiệm
Dùng đèn cồn đun nước và theo dõi nhiệt độ của băng phiến.



2. Phân tích kết quả thí nghiệm
* Trong các phòng thí nghiệm, người ta nghiên cứu sự nóng chảy bằng thí nghiệm tương tự như thí nghiệm vẽ ở hình 24.1.
– Dùng đèn cồn đun nước và theo dõi nhiệt độ của băng phiến. Khi nhiệt độ băng phiến lên tới \(60^0C\) thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ và nhận xét về thể (rắn hay lỏng) của băng phiến vào bảng theo dõi. Ghi cho tới khi nhiệt độ của băng phiến đạt đến \(\)\(86^0C\), ta được bảng 24.1.
* Hãy dựa vào bảng 24.1 để vẽ trên giấy kẻ ô đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian khi nóng chảy.
– Trục nằm ngang là trục thời gian. Mỗi cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1 phút. Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ; mỗi cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu thị \(1^0C\). Gốc của trục nhiệt độ ghi \(60^0C\); gốc của trục thời gian ghi phút 0.
– Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với thời gian đun, ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình nóng chảy.


– Căn cứ vào đường biểu diễn vừa vẽ được, trả lời các câu hỏi sau đây:
Bài Tập C1 Trang 76 SGK Vật Lý Lớp 6
Khi được đun nước nóng thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào? Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang?
Bài Tập C2 Trang 76 SGK Vật Lý Lớp 6
Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy? Lúc này băng phiến tồn tại ở những thể nào?
Bài Tập C3 Trang 76 SGK Vật Lý Lớp 6
Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không? Đường biếu diễn từ phút 8 đến phút 11 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang?
Bài Tập C4 Trang 76 SGK Vật Lý Lớp 6
Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian? Đường biểu diễn từ phút 11 đến phút 15 là đoạn thẳng nằm ngang hay nằm nghiêng?
3. Rút ra kết luận
Bài Tập C5 Trang 76 SGK Vật Lý Lớp 6
Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a. Băng phiến nóng chảy ở (1) …………. nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến.
b. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến (2) ……………
– \(70^0C, 80^0C, 90^0C\)
– thay đổi, không thay đổi
Qua bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất, em có nhận xét gì về nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau.
Nhận xét: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
HocTapHay.Com
Vừa rồi là lý thuyết bài 24 sự nóng chảy và sự đông đặc chương II nhiệt học. Giúp nhận biết được sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Biết được phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định (nhiệt độ nóng chảy), trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Bài Tập Liên Quan:
- Bài 30: Tổng Kết Chương II Nhiệt Học
- Bài 29: Sự Sôi (Tiếp Theo)
- Bài 28: Sự Sôi
- Bài 27: Sự Bay Hơi Và Sự Ngưng Tụ (Tiếp Theo)
- Bài 26: Sự Bay Hơi Và Sự Ngưng Tụ
- Bài 25: Sự Nóng Chảy Và Sự Đông Đặc (Tiếp Theo)
- Bài 23: Thực Hành Đo Nhiệt Độ
- Bài 22: Nhiệt Kế – Thang Nhiệt Độ
- Bài 21: Một Số Ứng Dụng Của Sự Nở Vì Nhiệt
- Bài 20: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí
- Bài 19: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Lỏng
- Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn
Trả lời