Mục Lục Bài Viết
Chương 2: Nitơ – Photpho – Hóa Học Lớp 11
Bài 10: Photpho
Nội dung chính của bài học bài 10 photpho là so sánh 2 dạng hình thù chủ yếu của photpho là P trắng và P đỏ về một số tính chất vật lý. Tính chất hóa học cơ bản của photpho là tính oxi hóa và tính khử.
Tóm Tắt Lý Thuyết
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
– Vị trí: Ô thứ 15, Nhóm VA, Chu kì 3
– Cấu hình electron: \(\)\(1s^22s^22p^63s^23p^3\)
II. Tính chất vật lí
– Photpho tạo thành hai dạng hình thù quan trọng: Photpho trằng và photpho đỏ.
+ Photpho trắng: Chất rắn màu trắng, mềm. phát quang trong bóng tối, dễ nóng chaỷ, khi rơi vào da thì gây bỏng nặng, dễ bốc cháy ở nhiệt độ \(>45^0C\). Photpho trắng không tan trong nước nên người ta bảo quản nó bằng cách ngâm trong nước.
+ Photpho đỏ: Chất rắn có màu đỏ, dễ hút ẩm, chảy rữa, bền trong không khí và nhiệt độ thường.
– Trong hai dạng thù hình thì photpho trắng hoạt động hơn phopho đỏ.
III. Tính chất hóa học
– Photpho là một phi kim tương đối hoạt động
– Các trạng thái số oxi hoá của photpho: -3, 0, +3, +5
Tại sao ở điều kiện thường photpho hoạt động hơn nitơ? Liên kết trong photpho là liên kết đơn, kém bền hơn liên kết ba trong phân tử nitơ vì vậy ở điều kiện thường photpho hoạt động hơn nitơ.
1. Tính oxi hoá
Photpho thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng vơí một số kim loại hoạt động ( K, Ca, Na, Mg..) tạo ra photphua kim loại.
Phản ứng: \(2P + 3Ca → Ca_3P_2\)
2. Tính khử
Photpho thể hiện tính khử khi tác dụng với các phi kim hoạt động như oxi, halogen, lưu huỳnh,… và các hợp chất có tính oxi hoá mạnh khác.
a. Photpho tác dụng với oxi
Thiếu oxi: \(4P + 3O_2 → 2P_2O_3\) (điphotphotrioxit)
Dư oxi: \(4P + 5O_2 → 2P_2O_5\) (điphotpho pentaoxit)
b. Photpho dễ dàng tác dụng với khí clo khi đun nóng
Thiếu clo: \(2P + 3Cl_2 → 2PCl_3\)
(photphotriclorua)
Dư clo: \(2P + 5Cl_2 → 2PCl_5\)
(photpho pentaclorua)
c. Tác dụng với một số hợp chất có tính oxi hoá mạnh như \(KClO_3\), \(KNO_3\), \(K_2Cr_2O_7\),…
\(6P + 5KClO → 3P_2O_5 + 5KCl\)
IV. Ứng dụng
Phần lớn photpho được dùng để sản xuất axit photphoric, phần cò lại để sản xuất diêm.
V. Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên photpho nằm ở dạng muối của axit photphoric. Hai khoáng vật chính của photpho là apatit \(3Ca(PO_4)_2\). \(CaF_2\) và photphorit \(Ac_3(PO_4)_2\)
VI. Điều chế
Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốt ở \(1200^0C\) trong lò điện:
\(Ca_3(PO_4)_2 + 3SiO_2 + 5C → 3CaSiO_3 + 2P + 5CO↑\)
Các Bài Tập & Lời Giải Bài Tập SGK Bài 10 Photpho
Bài Tập 1 Trang 49 SGK Hóa Học Lớp 11
Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lí giữa P trắng và P đỏ. Trong điều kiện nào P trắng chuyển thành P đỏ và ngược lại?
>> Xem: giải bài tập 1 trang 49 sgk hóa học lớp 11
Bài Tập 2 Trang 49 SGK Hóa Học Lớp 11
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết trong các phản ứng này, P có tính khử hay tính oxi hóa:
\(P + O_2 → P_2O_5\)
\(P + Cl_2 → PCl_3\)
\(P + S → P_2S_3\)
\(P + S → P_2S_5\)
\(P + Mg → Mg_3P_2\)
\(P + KClO_3 → P_2O_5 + KCl\)
>> Xem: giải bài tập 2 trang 49 sgk hóa học lớp 11
Bài Tập 3 Trang 49 SGK Hóa Học Lớp 11
Thí nghiệm ở hình 2.13 chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
>> Xem: giải bài tập 3 trang 49 sgk hóa học lớp 11
Bài Tập 4 Trang 50 SGK Hóa Học Lớp 11
Nêu những ứng dụng của photpho. Những ứng dụng đó xuất phát từ tính chất gì của photpho?
>> Xem: giải bài tập 4 trang 50 sgk hóa học lớp 11
Bài Tập 5 Trang 50 SGK Hóa Học Lớp 11
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối \(Na_2HPO_4\).
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.
c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng.
>> Xem: giải bài tập 5 trang 50 sgk hóa học lớp 11
Lời kết: Qua nội dung bài học bài 10 photpho hóa học chương 2 này các em cần nắm trong tay các nội dung chính sau đây:
– Xác định được vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho.
– Biết được các dạng hình thù, tính chất vật lý, ứng dụng và trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp.
– Sau cùng là cần nắm được tính chất hóa học cơ bản của photpho là tính oxi hóa, và tính khử.
Vậy là các vừa hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học bài 10 photpho chương 2 hóa học 11 cơ bản. Hy vọng bài viết sẽ giúp các em nắm được trọng tâm kiến thức của bài và vận dụng kiến thức giải các bài tập trong sách giáo khoa.
Trả lời